Da đầu chính là nền tảng cho mái tóc khỏe mạnh và không bị gàu, nhưng thường bị bỏ quên trong quá trình chăm sóc tóc. Giống như da ở các vùng khác, da đầu cũng cần được làm sạch, dưỡng ẩm và bảo vệ. Và việc tẩy tế bào chết da đầu là một phần quan trọng để chăm sóc da đầu và tóc khỏe mạnh
Tẩy tế bào chết da đầu là gì?
Các tế bào da trên cơ thể, trên mặt, hay trên da đầu chúng ta đều trải qua quá trình thay thế liên tục, trong đó tế bào cũ chết đi, bong tróc ra và tế bào mới hình thành. Tuy nhiên, cơ thể sẽ lão hóa dần theo thời gian, quá trình trao đổi chất chậm lại và việc bong tróc tế bào khó khăn hơn. Điều này dẫn đến các tế bào chết tích tụ quá nhiều trên da đầu. Chính vì vậy, cần tác động lực bên ngoài để loại các tế bào chết này bằng cách sử dụng các sản phẩm tẩy tẩy tế bào chết da đầu.
Tại sao phải tẩy tế bào chết da đầu?
Một mái tóc khỏe mạnh luôn phải bắt nguồn từ một da đầu khỏe mạnh. Việc quan tâm và chăm sóc da đầu là bước đầu tiên và quan trọng nhất để có được mái tóc đẹp. Dưới đây là một số lợi ích của việc tẩy tế bào chết da đầu đúng cách.
Giảm gàu, ngứa da đầu
Tẩy tế bào chết da đầu giúp loại bỏ tế bào da chết, bã nhờn và bụi bẩn tích tụ, làm sạch sâu và ngăn ngừa tắc nghẽn nang tóc. Đồng thời, tẩy tế bào chết da đầu còn chứa một số thành phần có tác dụng kháng nấm và kháng khuẩn, kiểm soát sự phát triển của nấm Malassezia, nguyên nhân gây ra gàu.
Giúp tóc phát triển khỏe mạnh
Việc loại bỏ các tế bào da chết và thay thế bằng các tế bào mới khỏe mạnh trên da đầu góp phần mang lại “nền” vững chắc để sợi tóc phát triển tốt hơn. Ngoài ra, việc mát xa da đầu trong lúc tẩy tế bào chết còn giúp cải thiện lưu thông máu nuôi dưỡng tóc.
Thông thoáng nang tóc dễ hấp thu dưỡng chất
Tóc của chúng ta trải qua nhiều quá trình chăm sóc như dưỡng, gội khô, nhuộm, tẩy, uốn, và tạo kiểu. Những điều này dễ dẫn đến tích tụ các sản phẩm trên da đầu, khiến nang tóc bị bít tắc. Mặc dù nhiều người nghĩ rằng chỉ cần gội đầu là đủ để loại bỏ các sản phẩm tích tụ, nhưng thực tế không phải vậy. Da đầu cần được tẩy tế bào chết để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và cặn sản phẩm, giúp nang tóc thông thoáng. Quá trình tẩy tế bào chết sẽ làm sạch sâu da đầu, từ đó cải thiện khả năng hấp thụ các sản phẩm chăm sóc tóc khác như xịt dưỡng và serum, giúp tóc khỏe mạnh và bóng mượt hơn.
Hướng dẫn cách tẩy tế bào chết da đầu hiệu quả
Mỗi người có tình trạng da đầu khác nhau, do đó cần cân nhắc độ nhạy cảm của da, tình trạng da đầu và loại tóc để lựa chọn tần suất tẩy tế bào chết da đầu phù hợp. Không nên tẩy tế bào chết quá mức vì điều này có thể ảnh hưởng đến dầu nhờn tự nhiên, gây khô hoặc kích ứng da đầu.
Tẩy tế bào chết da đầu đòi hỏi quy trình từng bước đảm bảo làm sạch hiệu quả mà không gây tổn thương. Dưới đây là hướng dẫn từng bước để tẩy tế bào chết da đầu đúng cách:
Bước 1: Làm ướt tóc kỹ với nước trước khi thoa sản phẩm tẩy tế bào chết.
Bước 2: Lấy một lượng nhỏ sản phẩm và thoa trực tiếp lên da đầu. Chia tóc để đảm bảo sản phẩm được thoa đều trên toàn bộ da đầu nhiều nhất có thể, tránh thoa lên phần tóc.
Bước 3: Dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng da đầu theo chuyển động tròn. Massage trong 3-5 phút để tăng cường lưu thông máu và loại bỏ các tế bào da chết. Lưu ý không dùng móng tay chà xát để tránh làm rách và tổn thương da đầu.
Bước 4: Xả kỹ bằng nước để loại bỏ hoàn toàn sản phẩm.
Bước 5: Sau khi tẩy tế bào chết, dùng dầu gội dịu nhẹ để làm sạch tóc và da đầu, sau đó rửa sạch. Tiếp theo dùng dầu xả và các sản phẩm chăm sóc tóc khác nếu cần.
Lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết phù hợp
Lựa chọn sản phẩm tẩy tế bào chết da đầu tùy thuộc vào từng loại da, nhưng tốt nhất nên chọn những sản phẩm từ thiên nhiên, an toàn và dịu nhẹ.
Các thành phần tẩy da chết dịu nhẹ như đường, muối, enzyme, hạt từ thực vật, và axit trái cây là lựa chọn an toàn và hiệu quả. Đặc biệt, các sản phẩm có thêm các thành phần như chiết xuất trà xanh, chiết xuất nghệ, niacinamide, tinh dầu tràm trà, tinh dầu bưởi có thể mang đến nhiều lợi ích khác như giảm bã nhờn, giảm rụng tóc trong khi tẩy tế bào chết.
Tránh các sản phẩm có chứa hóa chất mạnh như sulfate, paraben vì chúng có thể gây kích ứng da đầu, dẫn đến khô hoặc ngứa.
Lựa chọn những sản phẩm có thêm thành phần dưỡng ẩm để giảm tình trạng da đầu bị khô sau khi tẩy da chết. Các thành phần như glycerin, ceramide, axit hyaluronic, dầu jojoba, dầu hướng dương, dầu hạnh nhân, dầu argan, dầu bí ngô giúp duy trì độ ẩm, làm dịu và nuôi dưỡng da đầu. Đặc biệt, tẩy tế bào chết da đầu nên được thiết kế để cân bằng độ pH và phù hợp với da đầu.
Một trong những sản phẩm bạn có thể tham khảo là Tẩy tế bào chết da đầu visante từ Công ty cổ phần Samdalat. Sản phẩm nổi bật nhờ sự kết hợp tuyệt vời giữa các thành phần tẩy tế bào chết vật lý và hóa học từ tự nhiên, mang lại hiệu quả cao và an toàn cho da đầu.
Thành phần bao gồm muối, hạt hạnh nhân, chiết xuất chanh, enzyme chiết từ từ đu đủ, dứa,… giúp làm sạch sâu và loại bỏ tế bào chết nhẹ nhàng. Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nhiều thành phần dưỡng chất như chiết xuất sâm Việt Nam, chiết xuất trà xanh, tinh dầu tràm trà, tinh dầu bưởi,… có tác dụng giảm bã nhờn, làm sạch nang tóc và ngăn ngừa rụng tóc, đồng thời mang lại cảm giác sảng khoái và tươi mát cho da đầu..
Một điểm nổi bật của Tẩy tế bào chết da đầu visante là sản phẩm không chứa các hóa chất sulfate, silicon và paraben nên sản phẩm an toàn cho mọi loại da đầu, kể cả những người có da đầu nhạy cảm.
Tẩy tế bào chết da đầu visante là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn chăm sóc da đầu và tóc hiệu quả với các thành phần tự nhiên và an toàn, không chỉ làm sạch mà còn nuôi dưỡng và bảo vệ da đầu.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://www.clinikally.com/blogs/news/scalp-exfoliation-the-key-to-healthier-hair-according-to-dermatologists
[2] https://www.verywellhealth.com/scalp-exfoliation-8580608
[3] https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/exfoliation-for-scalp
[4] https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/what-to-know-scalp-exfoliation
[5]https://www.vinmec.com/vi/news/health-news/beauty/should-i-exfoliate-my-scalp/?link_type=related_posts
[6] https://www.clinikally.com/blogs/news/exploring-scalp-scrubs-haircares-modern-marvel
[7] Has, Cristina (2018). Peeling Skin Disorders: A Paradigm for Skin Desquamation. Journal of Investigative Dermatology, 138(8), 1689–1691. doi:10.1016/j.jid.2018.05.020
[8] Egelrud, Torbjörn. “Desquamation in the stratum corneum.” Acta Dermato-Venereologica 80 (2000).